Cà trái vàng, hay Cà tàu - Solanum xanthocarpum Schrad Wendl
Cà trái vàng, hay Cà tàu - Solanum xanthocarpum Schrad Wendl., thuộc họ Cà - Solanaceae.
Mô tả: Cây thảo có khi hoá gỗ, cao đến 0,8m, rất nhiều gai nhẵn hoặc có lông dài ở cành non và lá. Lá mọc so le; phiến lá hình trái xoan rộng hay bầu dục, chia thuỳ sâu nhiều hay ít, thường có 5-9 thuỳ nhọn, dài 4-6cm, rộng 3-5cm; cuống có gai nhiều dài 10-15mm. Hoa màu xanh xanh hay tím, xếp 3-5 cái thành xim ngoài nách, có cuống. Quả mọng tròn, đường kính 25mm, màu trắng điểm xanh lơ, lúc chín màu vàng, to cỡ 1,5-2cm. Hạt dẹp, có cánh, đường kính 4mm.
Hoa tháng 2-4, quả tháng 5-8.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Solani Xanthocarpi.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở miền nhiệt đới Nam Mỹ, châu Đại dương và nhiều nước châu Á: Ấn Độ, Xri Lanca, Malaixia, Trung Quốc và các nước Đông Dương. Ở nước ta, thường gặp trên đất khô ở các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Đắc Lắc và một số nơi khác ở các tỉnh phía Bắc. Ta còn nhập một thứ - var. geoffroyi Bonati của Nêpan vào trồng ở Hà Nội và Tam Đảo. Có thể trồng bằng hạt vào mùa xuân. Vào mùa khô, cây rụng lá nhiều còn lại quả nên dễ thu hái; còn toàn cây có thể thu hái quanh năm, phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học: Quả Cà trái vàng của Ấn Độ chứa carpesteral và 1-3% gluco-alcaloid solanocarpin, tương đồng với solanin-S khi thuỷ phân sẽ cho alcaloid Solanidin -S. Quả Cà trái vàng ở Đà Lạt chứa 1,8% solasodin (dược liệu khô). Quả khô chứa 6,2% gluco-alcaloid, trong đó có chủ yếu là solamargin, solasonin và một ít b-solamargin và dioscin. Nguồn alcaloid này trong quả có thể dùng chế cortison và hormon sinh dục.
Tính vị, tác dụng: Cây hoa và quả đều có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu, gây trung tiện. Rễ có tác dụng làm long đờm, lá làm giảm đau. Trong thực nghiệm, người ta nhận thấy quả có ức chế khá mạnh giai đoạn viêm cấp tính, ức chế giai đoạn viêm mạn tính và gây thu teo tuyến ức. Dung dịch các alcaloid trong quả cũng ức chế sự phát triển của các loại nấm bệnh Trychophyton rubrum, T. gypseum và Microsporum lanosum.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở nước ta, các nhà hoá dược mới nghĩ đến quả Cà trái vàng là nguồn nguyên liệu để chiết xuất solasodin như các nước khác. Còn ở Ấn Độ, các bộ phận của cây đều được sử dụng. Rễ dùng trị ho, hen, cảm sốt, sổ mũi, đau ngực. Giã rễ và thêm rượu dùng chữa nôn mửa, bệnh phong, chữa sốt và làm thuốc lợi tiểu. Nước ép quả dùng chữa đau bụng. Thân cây, hoa quả dùng chữa đầy bụng, bỏng ở chân, ban mụn nước và phồng nước. Cây cũng được dùng chữa phù thận, thủy thũng và dùng chữa bệnh lậu. Lá có thể đắp giảm đau tại chỗ. Dịch lá phối hợp với hồ tiêu dùng trị thấp khớp. Nụ và hoa với dung dịch muối dùng trị mắt chảy nước. Có khi dùng hạt đốt lên lấy hơi xông trị đau răng.
Điện thoại tư vấn: 0936.44.83.84 - 091.352.6885
Cà gai leo: ............250mg
Mật nhân: ............250mg
Actiso:.....................50mg
Đây là sản phẩm duy nhất dùng
- Nguyên liệu cà gai leo chuẩn do các nhà nghiên cứu của viện dược liệu phân loại lựa chọn.
-Được chính tay các nhà nghiên cứu chế biến chiết xuất và bào chế Cà gai leo là
dược liệu quí dễ nhầm lẫn với các cây họ cà khác để tránh mua phải hàng nhái,
hàng giả, hàng kém chất lượng của một số đơn vị khác đang vi phạm bản quyền quí
khách lưu ý xem nhãn hàng của nơi sản xuất Viện dược liệu TW-Đ/C: 3B-Quang
Trung-Hà Nội. Công ty được chuyển giao phân phối sản phẩm:
CÔNG TY CP SP THIÊN NHIÊN TINH HOA
Tel: 04.22608384
Tư vấn sử dụng: 0936448384